Au hóa trị mấy? Tìm hiểu về tính chất của Vàng

Au hóa trị mấy? Tìm hiểu về tính chất của Vàng

Tìm hiểu Au hóa trị mấy và Au là chất gì ngay trong bài viết. Nắm vững được tính chất vật lý, tính chất hóa học và cách điều chế nguyên tố hóa học này giúp bạn có thể đạt điểm cao trong môn Hóa.

Au hóa trị mấy?

Au có hóa trị I và III.

Au là kí hiệu của nguyên tố hóa học Vàng nằm ở ô 79 trong bảng tuần hoàn. Đây là một trong những nguyên tố quý hiếm có số nguyên tử cao tồn tại trong tự nhiên. Để biết được Vàng hóa trị mấy, ta cần xét đến cấu hình nguyên tử của Au là [Kr]4d105s1. Như vậy, vàng (Au) có hóa trị là I và III.

Vàng khi ở trạng thái tinh khiết là một kim loại sáng, có màu vàng hơi đỏ. Lúc này, vàng có đặc điểm mềm, dẻo và dễ uốn. Au thường xuất hiện ở dạng nguyên tố tự nhiên như cốm, hạt, ở trong đá, mạch đất hoặc trầm tích phù sa.

Au có tất cả 37 đồng vị nhưng chỉ có một đồng vị bền. Cụ thể như sau:

  • Đồng vị bền: 197Au
  • Đồng vị không bền: 169Au, 170Au, 171Au, 172Au, 173Au, 174Au, 175Au, 176Au, 177Au, 178Au, 179Au, 180Au, 181Au, 182Au, 183Au, 184Au, 185Au, 186Au, 187Au, 188Au, 189Au, 190Au, 191Au, 192Au, 193Au, 194Au, 195Au, 196Au, 198Au, 199Au, 200Au, 201Au, 202Au, 203Au, 204Au, 205Au.
Au hóa trị mấy
Tìm hiểu hóa trị của Vàng (Au)

Tính chất vật lý của Vàng

Vàng (Au) có thể tồn tại ở dạng khối hoặc dạng bột màu vàng. Tuy nhiên, nguyên chất Vàng thường tồn tại ở dạng bột có màu đen, màu hồng ngọc hoặc màu tím khi được nghiền nhuyễn. Vàng là chất dễ uốn nắn, có tính dẫn điện và dẫn nhiệt tốt, chỉ sau Bạc (Ag) và Đồng (Cu).

Một số tính chất vật lý của Au bao gồm:

  • Khối lượng riêng: 19,3g/cm3.
  • Nhiệt độ nóng chảy: 1063oK (tương đương 1064,2oC).
  • Nhiệt độ sôi: 3129,15oK (tương đương 2856oC).
  • Nhiệt bay hơi: 330 kJ/mol
  • Nhiệt dung: 0,129 J/g.K
  • Số nguyên tử: 79
  • Nguyên tử khối: 196,966569
Vàng hóa trị mấy
Vàng (Au) có thể tồn tại ở nhiều dạng

Tính chất hóa học của Vàng

Vàng là một kim loại quý có tính khử rất yếu (E0Au3+/Au= +1,50V). Vàng không bị Oxi hóa và không bị hòa tan trong axit dù ở nhiệt độ nào. Tuy nhiên, Au vẫn bị hòa tan trong một số trường hợp sau:

Nước cường toan (hỗn hợp 1 thể tích HNO3 và 3 thể tích HCl đặc). Đây cũng là phương trình nhận biết Au, cụ thể như sau:

  • Au + HNO3 (đặc) + 4HCl (đặc) → H[AuCl4] + NO + 2H2O

Dung dịch muối xianua của kim loại kiềm như NaCN, tạo thành ion phức, phương trình phản ứng hóa học như sau:

  • 4Au + 8NaCN (đặc) + O2 + H2O → 4Na[Au(CN)2] + 4NaOH

Au tạo thành hỗn hợp chất rắn, màu trắng. Sau khi đốt nóng hỗn hợp, thủy ngân bị bay hơi và còn lại vàng.

Cách điều chế Vàng

Hiện nay, có thể khai thác Vàng trong tự nhiên hoặc điều chế Vàng nguyên chất. Bạn có thể tham khảo cả hai phương pháp điều chế này. Cụ thể như sau:

Khai thác tự nhiên

Vàng được khai thác trực tiếp chủ yếu trong mỏ quặng. Quặng Vàng thường được khai thác kèm với thạch anh và các khoáng chất sulfide được gọi là “mạch” trầm tích. Trong các mạch này, Vàng không tồn tại dưới dạng tự do mà có trong cấu trúc của các khoáng chất.

Ngoài ra, Vàng cũng tồn tại dưới dạng các hạt và mảnh quặng tự do. Các hạt Vàng có thể được tìm thấy trong trầm tích phù sa, có tên gọi là trầm tích cát Vàng.

Quá trình oxi hoá của khoáng chất cùng với tác động của thời tiết, khiến Vàng trong các mạch bị oxi hóa. Quá trình này làm Vàng chuyển thành dạng tinh thể Vàng tự do. Sau đó, khi nước chảy qua khiến lực kéo giảm, các tinh thể Vàng tự do sẽ tập trung và liên kết tại các cục Vàng nhỏ hoặc lớn hơn, tạo thành trầm tích cát Vàng.

hóa trị của Au
Có hai cách để điều chế Vàng

Điều chế Vàng nguyên chất

Để điều chế Au nguyên chất khi Vàng bị lẫn trong đất đá, ta có thể hòa tan trong dung dịch NaCN. Điều này sẽ tạo ra dung dịch muối phức của Vàng. Sau đó, ta tiếp tục dùng kim loại Kẽm (Zn) để khử phức hợp thu được. Lúc này, ta sẽ thu được Vàng nguyên chất.

Phản ứng hóa học xảy ra như sau:

  • 4Au + 8NaCN (đặc) + O2 + H2O → 4Na[Au(CN)2] + 4NaOH
  • Zn + 2Na[Au(CN)2] → Na2[Zn(CN)4] + 2Au

Ứng dụng của Vàng trong cuộc sống

Au là kim loại quý hiếm và có thể ứng dụng nhiều lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống. Một số ứng dụng phổ biến bao gồm:

  • Trang sức: Vàng được sử dụng phổ biến trong thiết kế các loại trang sức do độ bền cao.
  • Công nghệ: Nhờ có tính dẫn điện tốt và không bị oxi hóa, nên Au được sử dụng trong công nghệ như vi mạch điện tử, điện thoại di động, máy tính, thiết bị y tế,…
  • Y học: Au được ứng dụng trong phẫu thuật thẩm mỹ, điều trị ung thư, chẩn đoán hình ảnh,…
  • Ngành công nghiệp: Có thể sử dụng Vàng để chế tạo mạch điện, gương phản xạ, màng chống nhiễu, bảo vệ ánh sáng mặt trời,…
  • Khoa học – nghiên cứu: Nhờ có tính chất phản xạ ánh sáng đặc biệt. Do đó Au được sử dụng trong ứng dụng trong quang phổ, phân tích hóa học, nghiên cứu vật liệu và nghiên cứu tia X.
  • Công nghệ môi trường: Vàng được ứng dụng trong quá trình xử lý nước, quá trình tái chế và quá trình khử trùng. Điều này là nhờ khả năng kháng khuẩn và hiệu suất tốt trong việc loại bỏ chất gây ô nhiễm trong môi trường của Au.

Kết luận

Vàng (Au) hóa trị mấy đã được giải đáp rất chi tiết trong bài viết. Tìm hiểu về nguyên tố hóa học Au sẽ giúp bạn có thêm kiến thức trong bộ môn này. Nhờ đó, bạn sẽ có thêm tài liệu tham khảo trong việc học tập.

banghoatri.org

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *